Thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất và có tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, Bệnh gây nên những cơn đau, biến dạng chi dẫn đến những khó khăn trong cử động, đi lại hạn chế, có khi là tàn phế. Lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp giảm đi những triệu chứng này, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn dẫn đến tình trạng cứng khớp, viêm đau nhức quanh khớp và hạn chế cử động.

Bệnh nhân viêm xương khớp

Bệnh nhân viêm xương khớp

Quá trình thoái hóa khớp diễn ra như thế nào?

Trong cơ thể người, khớp là điểm kết nối vật lý giữa các xương với nhau. Khớp chứa nhiều mô liên kết, dây chằng, gân, cơ bắp và sụn để hỗ trợ chuyển động linh hoạt của cơ thể. Xương dưới sụn và bao khớp (màng hoạt dịch) là hai bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và tiết ra dịch khớp để bôi trơn cho lớp sụn.

Cấu tạo khớp

Cấu tạo khớp

Quá trình thoái hóa diễn ra một cách âm thầm qua nhiều thời gian mới xuất hiện triệu chứng như đau nhức, viêm. Cụ thể, quá trình này có 3 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: Các protein sụn bị tổn thương do tác động sinh học hoặc cơ học như do chấn thương, tình trạng béo phì, tuổi cao, thói quen vận động không đúng tư thế,…
  • Giai đoạn 2: Bề mặt sụn bị tổn thương, phóng thích các sản phẩm phân hủy vào trong dịch khớp
  • Giai đoạn 3: Cơ thể phóng thích ra các chất trung gian tiền viêm, gây ra phản ứng viêm màng hoạt dịch, dẫn đến tăng phá hủy sụn

Những triệu chứng của thoái hóa khớp

Hiện nay, thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không thể đi lại được, tàn phế.

Những triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đau nhức quanh khớp: Đây là triệu chứng sớm nhận thấy ở người mắc thoái hóa khớp. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, vai, lưng,.. lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài. Bệnh có biểu hiện đau nhức hơn khi vận động nhiều và mạnh hay khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm môi trường cao.
Tổn thương các khớp

Tổn thương các khớp

  • Khớp mất đi sự linh hoạt: Cứng khớp và khó vận động sau khi ở yên một chỗ lâu. Thường thì buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh bị cứng khớp, khó cử động.
  • Khó khăn trong vận động: Tùy thuộc vào vị trí của các khớp bị thoái hóa mà khả năng vận động bị hạn chế, như là khó di chuyển, khó xoay cổ, khó cúi người,…

Khi có những triệu chứng nghi ngờ liên quan đến thoái hóa khớp, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Bác sĩ thường dựa vào X-quang xương khớp để xác định các tổn thương như: hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương. Ngoài ra các bác sĩ còn siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi khớp, xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu để khẳng định chuẩn đoán và phân biệt với các bệnh xơ-xương-khớp khác như gout, viêm khớp dạng thấp,…

Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa khớp?

  • Tần suất mắc bệnh thoái hóa khớp tăng theo tuổi và giới. Theo thống kê người từ 40 tuổi trở lên thì quá trình tổng hợp sụn giảm đi dẫn đến dễ bị thoái hóa khớp. Do sự thiếu hụt estrogen nên tỷ lệ phụ nữ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới
  • Người thừa cân, béo phì là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi cơ thể vận động sẽ tạo áp lực lên các khớp gối, dần dần sẽ làm thoái hóa khớp
Tác động lên cơ xương khớp của người béo phì

Tác động lên cơ xương khớp của người béo phì

  • Những người làm trong môi trường nặng nhọc, thường xuyên bê vác đồ vật nặng, hoạt động thể chất nhiều như vận động viên
  • Gen di truyền: Nếu bố hay mẹ có tiền sử bị viêm khớp, thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
  • Người từng bị chấn thương về cơ-xương-khớp: vỡ xương, rách sụn chêm, rách hay đứt dây chằng, trật khớp …
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Người mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, bệnh cường giáp, suy thận, nhiễm trùng …

Phòng bệnh thoái hóa khớp

Mỗi một người đều có thể bị thoái hóa khớp nếu như không chăm sóc xương-khớp đúng cách. Chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng những phương pháp đơn giản sau:

  • Tập thể dục đều đặn, hợp lý, không tập luyện với cường độ quá mạnh.
  • Chế độ ăn đầy đủ và khoa học: Bổ sung vitamin, canxi và khoáng chất. Tránh ăn ăn nhiều chất béo, rượu bia
  • Kiểm soát cân năng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
  • Duy trì tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt, hạn chế mang vác vật nặng.
  • Xoa bóp, massage các khớp đều đặn mỗi ngày, giúp lưu thông máu
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bảo vệ xương khớp

Cách điều trị

Thoái hóa khớp khiễn cho người bệnh khó khăn trong vận động đi kèm với những cơn đau mãn tính. Các biện pháp điều trị hỗ trợ sau đây nhằm làm chậm quá trình thoái hóa khớp:

  • Vật lý trị liệu: Chườm nóng, bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, liệu pháp suối khoáng, tắm bùn
  • Sử dụng thuốc chuyên trị, phẫu thuật thay khớp
  • Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Glucosamine (giảm đau, chậm quá trình viêm, giúp tăng sản xuất tế bào sụn). Chondroitin sulfat (tái tạo mô sụn khớp và xương; ức chế enzyme gây thoái hóa sụn, tăng cường sản xuất dịch khớp). MSM (hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kết hợp cùng Glucosamine tạo nên collagen, giúp duy trì tính đàn hồi của khớp).
  • Giảm cân nếu béo phì
  • Bài tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lý
  • Chế độ ăn khoa học
    Chế độ ăn dành cho người thoái hóa khớp

    Chế độ ăn dành cho người thoái hóa khớp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu