Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà

Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi lúc không tránh khỏi những vết thương nhỏ (hở) hay xay xát ngoài da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường lo lắng và xử trí sai khi tình huồng đó xảy ra. Bài viết này sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích trong chăm sóc vết thương hở tại nhà.

1.Những bước sơ cứu vết thương hở tại nhà

Rửa tay bằng nước âm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Trước khi xử trí vết thương, bàn tay cần được đảm bảo sạch sẽ. Điều đó sẽ giú hạn chế nhiễm khuẩn từ tay vào vết trầy xước, vết thương. Nếu có thể, bạn nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế nhiễm khuẩn hơn.

Cầm máu

Sau bước rửa tay, cầm máu là một bước quan trọng không kém.

Đối với vết thương có lượng máu ít-trung bình, bạn cần giữ bình tĩnh và cầm máu bằng một trong những cách sau:

  • Dùng mảnh vải sạch đắp lên vết cắt hay vết trầy xước
  • Nếu máu chảy nhiều và không có vải sạch, dùng tay ép miệng vết thương để hạn chế máu chảy
  • Đồng thời kết hợp nâng vị trí vết thương cao hơn tim để giảm lượng máu tới khu vực này.

Cầm máu đúng cách

Rửa sạch vết thương hở

Rửa sạch vết thương hở bằng nước muối sinh lý 0.9% trong khoảng 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Lau vết thương bằng khăn sạch.

Lấy hết dị vật ra khỏi vết thương (nếu có)

Nếu không lấy hết vật lạ ra khỏi vết thương sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng, sẹo hay một số biến chứng nguy hiểm khác. Nên dùng nhíp sạch hoặc mang gang tay y tế để lấy dị vật.

Cần lưu ý rằng khi dị vật đâm sâu thì không nên tự ý rút ra vì có thể làm máu chảy nhiều hơn. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế để chăm sóc vết thương.

Sát khuẩn vết thương hở đúng cách

Việc sát khuẩn đúng cách sẽ giúp bạn mau lành vết thương và hạn chế tối đa nhiễm khuẩn. Do đó, việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn là điều quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương.

Băng vết thương, giữ vết thương sạch sẽ

Khi băng vết thương nên dùng gạc, băng vô trùng (mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc). Khi băng lưu ý không quá chặt, sẽ làm máu không xuống tới được vị trí để nuôi vùng cơ thể đó.

Lưu ý: Nếu vết cắt nhỏ hay trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó

Băng bó vết thương cẩn thận nhưng không quá chặt

Đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chăm sóc vết thương

2.Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương hở

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập đến vết thương hở nhẹ – trung bình, tương ứng với lượng máu ít. Thông thường, những vết thương nói trên nên được rửa bằng dung dịch sát khuẩn (có thể pha loãng cùng nước muối sinh lý 0.9%). Tuy nhiên, việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Ở phần sau, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ nét một vài dung dịch sát khuẩn cần có trong tủ thuốc gia đình.

3.Các loại dung dịch sát khuẩn thông dụng

Nước muối sinh lý (NaCl%)

Dung dịch sát trùng vết thương được sử dụng phổ biến nhất bởi sử lành tính vì cải thiện quá tình lành thương. Hiện nước muối sinh lý đang được bán trên toàn quốc tại các nhà thuốc.

Betadine (Povidon iod)

Công dụng: ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn. Povidon iod được sử dụng trong đa số các vết thương ngoài da vì ít độc hơn so với oxy già và tác dụng kháng khuẩn không kém. Ngoài ra, các chế phẩm betadine hiện nay còn áp dụng trong nước súc miệng, nước gội đầu, dung dịch rửa âm đạo,…

Việc lựa chọn nồng độ betadine phụ thuộc vào dạng thuốc, nồng độ, vị trí cơ thể và tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Đối với riêng xử trí vết thương, nên sử dụng dung dịch betadine 10% để sát khuẩn. Sản phẩm chỉ dùng được ở người lớn và trẻ em dưới 2 tuổi nên các mẹ cần chú ý. Do betadine có thành phần iod và một số hoạt chất hóa học khác, người sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn và chống chỉ định trước khi sử dụng.

Dung dịch sát khuẩn vết thương Betadine

Oxy già

Được sử dụng khi vết thương hở sâu, một số bụi bẩn ở đáy vết thương không thể nhìn thấy được. Oxy già để sát trùng da và vết thương chỉ nên sử dụng ở nồng độ 1.5% và 3%.

Khi sử dụng oxy già, hiện tượng sủi bọt trên bề mặt vết thương sẽ xảy ra. Lúc này cũng chính là lúc chất bẩn, mủ được đẩy ra ngoài. Đồng thời, đây là một phản ứng của cơ thể với oxy già, khiến màng tế bào vi khuẩn bị tổn thương. Từ đó vết thương được đảm bảo sạch sẽ.

Lưu ý:

  • Không nên dùng cho vết thương đang lên da non, oxy già sẽ làm tổn thương lớp da đó, gây chậm lành vết thương.
  • Không tự ý sử dụng oxy ở những vị trí kín, lỗ tự nhiên như tai, mũi,… Trước khi sử dụng phải cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thông qua bài viết trên, mong các bạn có thể sơ cứu hay xử trí vết thương tại nhà với những bước đơn giản. Lưu ý nếu không thể xử trí vết thương, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Menu