Bệnh zona thần kinh là gì? Bị zona thần kinh kiêng ăn gì?

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc zona thần kinh, còn tùy vào độ tuổi và thể trạng mà bệnh tiến triển nhẹ hay nặng. Vậy bệnh zona thần kinh là gì? Bị zona thần kinh thì nên kiêng ăn gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn nhé.

Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh hay còn được biết tới với cái tên dân gian là giời leo. Là bệnh nhiễm trùng da cấp tính với biểu hiện: các mụn nước, bóng nước tập trung thành chùm dọc theo đường phân bố dây thần kinh ngoại biên.

Tác nhân gây bệnh là virus Varicella-Zoster (VZV) thuộc họ Herpesviridae gây ra, đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu. Vốn dĩ Varicella-Zoster đã tồn tại sẵn trong cơ thể con người, chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi: Căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch suy giảm,…thì VZV tái hoạt động gây ra bệnh zona thần kinh.

Virus Varicella-Zoster tác nhân gây bệnh zona
Virus Varicella-Zoster tác nhân gây bệnh zona

Nguyên nhân bị zona thần kinh

Vốn dĩ virus Varicella-Zoster đã có sẵn trong cơ thể người và khi có sự tái hoạt động của VZV thì zona thần kinh mới biểu thị ra ngoài cơ thể ra thành bệnh lý. Cho đến nay thì các nhà khoa học vẫn chưa lý giải chính xác được tại sao lại có sự tái hoạt động của loài virus này. 

Một vài nguyên nhân đã được chỉ ra, bao gồm: 

  • Thường xuyên căng thẳng
  • Hệ miễn dịch suy yếu ( người lao động cường độ cao, người lớn tuổi,  trẻ em, người sử dụng thuốc steroid kéo dài hay các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, người HIV/AIDS,…) đều là đối tượng lý tưởng kích thích virus VZV.
  • Người mắc bệnh ung thư, phải sử dụng đến hóa trị, xạ trị. Đây là đối tượng lý tưởng với hệ miễn dịch suy yếu.

Triệu chứng của zona thần kinh

  • Giai đoạn 1: Trước khi phát bệnh

Ở giai đoạn này, người bệnh có các triệu chứng như: Hơi sốt nhẹ, mệt trong người, đau nhức,…Giai đoạn này rất khó phát hiện bệnh bởi virus đang tấn công dây thần kình chứ chưa biểu hiện triệu chứng trên da.

  • Giai đoạn 2: Gây triệu chứng trên da

Giai đoạn này bằng mắt thường có thể nhìn thấy, các nốt mụn nước xuất hiện dày đặc trên thành từ cụm trên da. 

Mụn nước này thường có hình bầu dục/hình tròn, mọc thành cụm chạy rải rác dọc dây thần kinh. Những mụn nước này có thể vỡ bất cứ lúc nào, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, nóng rát, đem lại cảm giác khó chịu. 

Giai đoạn này ngoài biểu hiện triệu chứng trên da thì người bệnh vẫn có thể bị sốt, mệt trong người và đặc biệt là đau nhức dây thần kinh. Mức độ đau tùy thuộc vào cơ địa của từng người, người lớn tuổi có xu hướng đau nặng hơn.

Triệu chứng trên da của zona thần kinh khi nhìn bằng mắt thường
Triệu chứng trên da của zona thần kinh khi nhìn bằng mắt thường

Biến chứng bệnh zona thần kinh

Biến chứng zona rất nguy hiểm, còn tùy thuộc vào vị trí xuất hiện và dây thần kinh bị ảnh hưởng mà các thể biến chứng cũng khác nhau. 

  • Biến chứng đau dây thần kinh sau zona: Biến chứng này thường gặp ở những người lớn trên 50 tuổi. Khi mà các vết phát ban đã lành, nhưng những cơn đau dây thần kinh vẫn còn. Khiến người bệnh đau nhức và bất tiện trong cuộc sống.
  • Biến chứng liên quan đến mắt: Zona thần kinh ở quanh mắt/ trán có thể gây ảnh hưởng do đây là bộ phận, nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Virus có thể gây ra: tăng nhãn áp, viêm sưng mí, suy giảm thị lực,…
  • Rối loạn cảm giác trên da: Hậu rona có thể gặp các triệu chứng ngứa rát, châm chích. Tuyệt đối không nên gãi, có thể gây xước da, bội nhiễm khó điều trị hơn.
  • Biến chứng khác: Nguy hiểm hơn virus có thể xâm nhập gây hại các cơ quan khác như: viêm não, viêm màng não, viêm gan,…

Người bị zona thần kinh nên ăn/kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp tình trạng bệnh zona cải thiện nhanh chóng hơn. Vậy bị zona thì nên và không nên ăn gì, cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Bị zona kiêng ăn gì

1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Được biết ngũ cốc tinh chế chứa rất nhiều đường, chính vì vậy mà khiến chỉ số đường huyết cao. Ăn quá nhiều sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao, là cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Nguy cơ cao gây nhiễm trùng vùng da phát zona.

Những chiếc bánh ngọt chứa rất nhiều đường
Những chiếc bánh ngọt chứa rất nhiều đường

2. Ngũ cốc tinh chế

Tương tự như thực phẩm chứa nhiều đường thì tinh bột tinh chế chứa rất nhiều đường. Nên chuyển sang các dạng tinh bột như: gạo nứt, gạo hữu cơ, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám,…Để hạn chế đường huyết tăng cao.

3. Thực phẩm chứa Gelatin

Gelatin là hoạt chất chứa nhiều protein, đây là chất xúc tác khiến bệnh zona thần kinh phát triển thần tốc tại các dây thần kinh. Một số thực phẩm chứa hàm lượng gelatin mà bạn nên tránh là: Chả giò, bò viên, thịt đông,…

4. Đồ ăn cay nóng

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng khiến vùng da tổn thương trở nên ngứa ngáy hơn những người không ăn đồ cay nóng.

5. Đồ uống có cồn

Đối với người khỏe mạnh thì nó cũng đã gây ra khá nhiều tai hại đến sức khỏe chứ không cần nói đến người bị zona. Đồ uống có cồn gây suy giảm miễn dịch, tăng gánh nặng lên quá trình chuyển hóa và thải độc của gan. Từ đó càng tạo điều kiện cho virus phát triển.

Không những thế, đồ uống có cồn làm chậm quá trình hồi phục vết thương trên da, khiến tổn thương zona trên da lâu lành.

6. Thực phẩm chứa acid amin Arginine

Acid amin Arginine có nhiều trong thịt gà, hạt bí, yến mạch, chocolate,…Đây là tác nhận đầu bảng kích thích sự nhân lên và phát triển của VZV. Khi tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm trên sẽ khiến tình trạng phát ban, đau nhức trở nên nặng nề hơn.

7. Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn chứa hàm lượng cao muối, đường và acid béo. Chúng thúc đẩy quá trình viêm trở nên nặng nề hơn nếu tổn thương zona trên da bị bội nhiễm.

Bị zona nên ăn gì

1. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm vi chất thiết yếu tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển của virus. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể tên: cua, tôm, cá, thịt bò,…

Nhóm thực phẩm chứa nhiều vi chất kẽm
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vi chất kẽm

2. Thực phẩm giàu lysine

Thực phẩm giàu lysine có trong thịt, trứng, sữa,…giúp ức chế sự phát triển của virus VZV. Người bị zona phục hồi nhanh chóng.

3. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là bộ 3B vitamin phục hồi dây thần kinh bị tổn thương. Ngoài ra vitamin B còn giúp tăng cường chữa lành vết thương. Các thực phẩm giàu vitamin B gồm có: hải sản, cá, sữa, khoai lang, khoai tây,…

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa các tác nhận gây hại cho cơ thể. Người bị zona nên bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu vitaminC như: kiwi, cam, ỏi, súp lơ,…

Hình ảnh thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Hình ảnh thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe khi mắc zona thần kinh

Người bị zona nên lưu ý những điều dưới đây để nhanh khỏi bệnh:

  • Một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Giúp cơ thể có những điều kiện tốt nhanh chống chọi với virus gây bệnh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông tuần hoàn, thúc đẩy trao đổi chất. Từ đó kích thích tổn thương trên da nhanh lành hơn.
  • Chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh quần áo tiếp xúc quá nhiều với tổn thương trên da.

Đừng nghĩ zona chỉ là một bệnh lý ngoài da đơn thuần mà chủ quan. Zona nếu không điều trị đúng cách và nghiêm túc phục hồi cơ thể thì những biến chứng mà zona để lại rất nguy hiểm. Nên chủ động phòng bệnh bằng việc tiêm phòng vắc xin, chăm sóc sức khỏe đúng cách để hạn chế biến những biến chứng do zona gây ra.

    Trả lời

    Menu