Các nguyên nhân giảm thị lực thường gặp phải

Mắt là một trong những cơ quan cảm giác, đảm nhận thị lực, giúp chúng ta nhìn rõ các sự vật, hình ảnh xung quanh. Việc giảm thị lực khiến chúng ta đi lại, quan sát khó khăn, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống.

Các vấn đề ở mắt thường gặp phải

Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những vấn đề về suy giảm thị lực

1. Cận thị

Cận thị là trường hợp khó nhìn thấy rõ các vật thể ở xa. Đây là kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc. Tỷ lệ người bị cận thị bình đẳng giữa nam và nữ, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cận thị thường tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị và thay đổi thói quen hợp lý. Biến chứng nguy hiểm của cận thị có thể gây đục dịch kính, thoái hoá võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

2. Viễn thị

Trái lại với cận thị, viễn thị là hình ảnh được tập trung phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi.

Viễn thị thường gặp ở người trưởng thành, khi kích thước của nhãn cầu đã hoàn thiện. Trẻ nhỏ có thể bị viễn thị sinh lý do nhãn cầu chưa phát triển, thường thì không cần phải deeo kính, mắt có khả năng tự điều chỉnh. Khi trẻ bj viễn thị thường có cảm giác khó chịu, hay phải nheo mắt để nhìn, có thể đau đầu, lác mắt,..

3. Loạn thị

Loạn thị là sự kết hợp giữa cận thị và viễn thị, hình ảnh của vật tới mắt không hội tụ ở một điểm mà ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất, nhìn vật bị mờ ngay cả khi xa và gần, và vật bị biến dạng. Trẻ nhỏ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ chữ I đọc thành chữ T

4. Lão thị

Lão thị thường bắt đầu ở tuổi 40, là khi mắt giảm khả năng tập trung lúc nhìn gần cũng như nhìn xa. Do đó, khi đọc sách một lúc thì thấy mờ, và thường phải đeo kính để đọc sách.

5. Mỏi mắt

Thường thì mỏi mắt là do mắt phải hoạt động liên tục trong thời gian dài như khi bạn lái xe đường dài, đọc sách , sử dụng máy tính lâu. Các triệu chứng có thể đi kèm như ngứa mắt, cảm giác co kéo ở mắt, đau đầu,.. Mỏi mắt cũng có thể là một trong những triệu chứng của bệnh lý nào đó về tật khúc xạ, cần đi khám để xác định bệnh.

Bạn nên để mắt được nghỉ ngơi hợp lý, chứng mỏi mắt sẽ nhanh chóng biến mất.

6. Bong võng mạc

Võng mạc là một lớp màng mỏng trong cùng của nhãn cầu có chức năng tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não. Bong võng mạc là tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra, có thể do các chất dịch ở mắt thấm ra sau võng mạc.

Mặc dù bong võng mạc không gây đau đớn, nhưng nó khiến cho thị lực bị giảm đột ngột, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như cận thị, mất thị lực

7. Bệnh mù màu

Bệnh mù màu thường do thiếu hụt hay rối loạn của các tế bào cảm thụ ánh sáng (gồm tế bào nón, tế bào que). Hiếm trường hợp mù màu hoàn toàn, chủ yếu không phân biệt được một số màu nhất định, thường là màu xanh lá và màu đỏ,… Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, chiếm 8% tổng số nam giới.

8. Quáng gà

Quáng gà là bệnh do tình trạng tế bào cảm thụ ánh sáng-tế bào que giảm xuống. Bệnh khiến thị lực chúng ta kém đi trong điều kiện ánh sáng mờ hay ban đêm. Rối loạn chức năng gan, thiếu vitamin A, đục thủy tinh thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà.

Quáng gà khiến thị lực kém đi

9. Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là kẻ trộm thầm lặng vì nó lấy mất thị lực từ từ. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục

10. Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể có vai trò như một thấu kính, giúp hiển thị hình ảnh của vật ở võng mạc. Đục thủy tinh thể là tình trạng thấu kính chuyển từ màu trong suốt sang màu đục, khiến cho ánh sáng khó đi vào mắt, các sự vật hình ảnh mờ đi. Bệnh thường gặp ở người già.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới.

Thói quen xấu giảm thị lực

Thức khuya

Đôi mắt chúng ta hoạt động liên tục, chỉ được nghỉ ngơi hoàn toàn khi chúng ta ngủ. Thói quen thức khuya không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ mà còn khiến đôi mắt không đủ thời gian nghỉ ngơi, khiến cho thị lực bị ảnh hưởng.

Sử dụng điện thoại không hợp lý

Thói quen xấu khi sử dụng điện thoại

Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen tắt đèn, bật điện thoại, lướt web, chơi game,… Trong điều kiện thiếu ánh sáng, sánh sáng xanh từ điện thoại sẽ làm ảnh hưởng đến tế bào cảm thụ ánh sáng, khiến mắt yếu đi, dễ bị các tật khúc xạ.

Việc sử dụng điện thoại trong lúc di chuyển cũng khiến nhãn cầu mắt phải thường xuyên di chuyển, điều tiết để đọc chữ hay hình ảnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tăng độ cận, nhức mỏi mắt

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Các loại thuốc nhỏ mắt có những chỉ định và hướng dẫn sử dụng cụ thể, tuy nhiên chúng ta thường phớt lờ chúng. Trong thuốc nhỏ mắt có thể chứa kháng sinh, corticoid, chất bảo quản nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt có thể làm viêm mắt, bệnh glocom, suy giảm thị lưc,…

Đọc sách không đúng cách

Đọc sách quá gần hay đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều, có thể bị mỏi mắt, lâu dần mắc các tật khúc xạ

Tiếp xúc mắt trực tiếp với ánh mặt trời

Tia UV có thể gây tổn hại cho võng mạc, viêm giác mạc, làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Nên đeo kính râm khi ra ngoài nắng

Bổ sung dưỡng chất cho mắt

Các chất dinh dưỡng giúp duy trì chức năng của mắt. Đồng thời các thành phần này phòng ngừa và ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, quáng gà,..

Vitamin A: Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến giảm thị lực, như khô mắt, mờ mắt, quáng gà, viêm kết mạc… Vitamin A tạo ra những thành phần tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp mắt nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng kém. Với tính chất chống oxy hóa, vitamin A giúp bảo vệ mắt, chống lại các tác nhân xấu, bảo vệ niêm mạc và viêm mạc.

Dầu cá: Dầu cá có chứa DHA, EPA ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, chứng khô mắt

Viatmin C: Là chất chống oxy hóa hàng đầu, vitamin C giúp bảo vệ mắt tối ưu, ngừa nguy cơ phát triển của các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh tăng nhãn áp.

Vitamin E: Võng mạc mắt tập trung nhiều các acid béo nên đặc tính chống oxy hóa tan trong chất béo của vitamin E rất hữu ích. Vitamin E ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể

Bổ mắt bằng thuốc hay thực phẩm bổ mắt

Thuốc bổ mắt có chứa những thành phần dinh dưỡng có lợi cho mắt, bảo vệ và phục hồi chức năng của mắt. Nếu bạn đang có những vấn đề như nhức mỏi mắt, đỏ mắt, khô mắt hay mắt phải hoạt động nhiều như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… thì nên sử dụng thuốc hay thực phẩm bổ mắt để ngăn ngừa hình thành các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, mắt mờ đi…

Trong thuốc hay thực phẩm bổ mắt có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị các bệnh lý của mắt. Do đó đến những người đã có vấn đề về mắt thì việc sử dụng thực phẩm bổ mắt sẽ hỗ trợ điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Bổ mắt từ bữa ăn hằng ngày

Chế độ ăn hằng ngày cung cấp đủ dưỡng chất sẽ đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh cũng như đôi mắt khỏe. Các thực phẩm bổ mắt như

  • Vitamin A: Cà rốt, rau bina, cải xoăn, lòng đỏ trứng, gan, sữa
  • Omega-3: Cá hồi, bí đao,..
  • Vitamin C: Các loại rau quả, ớt chuông, cải xanh, bông cải, trái cây họ cam quýt
  • Vitamin E: Hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu thực vật,…

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Menu