Stress, mất ngủ – Không chừa một ai

Ngày nay, hiện tượng mất ngủ do stress càng trở thành mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Và bạn đang vướng phải tình trạng trên. “Làm sao để kiểm soát căng thẳng?” – thắc mắc mà nhiều người đang tìm kiếm. Bài viết sau này sẽ cho bạn vài thông tin hữu ích để giúp bạn thoát ra khỏi cạm bẫy của căng thẳng.

Stress – chuyện không của riêng ai

Stress và nguyên nhân hình thành

Stress (căng thẳng) là một trạng thái thần kinh của một người trước sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hay bên trong. Khi stress, cơ thể tiết ra các hormone nhằm cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho cơ, nhịp thở. Do đó, nếu stress ở một mức độ vừa phải, chúng có thể đem lại những hoạt động tích cực, giúp chúng ta tập trung vào công việc hơn. Tuy nhiên, khi stress quá mức hay lâu dài, thể chất lẫn tâm lý sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một trong những “điểm đến” không mong muốn của stress chính là mất ngủ, trầm cảm.

Triệu chứng của stress

Tùy theo đáp ứng của từng người nên biểu hiện stress khá đa dạng. Sau đây là một số dấu hiện thường gặp của stress thể hiện qua 4 khía cạnh thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi:

  • Thể chất: cơ thể trở nên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn, …
  • Tinh thần: giảm/mất tập trung, giảm trí nhớ, thiếu quyết đoán, lú lẫn,… Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập và làm việc.
  • Hành vi: bồn chồn, ăn uống thất thường (ăn nhiều hoặc giảm ăn), hút thuốc, uống rượu, khóc lóc, la hét,.. Thậm chí là những hành vi hành hạ bản thân.
  • Cảm xúc:lo âu, căng thẳng, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, …

Các dấu hiệu thường thấy của căng thẳng quá mức

Các tác hại của căng thẳng

Căng thẳng kéo dài dẫn đến tăng sinh các gốc tự do một cách đột biến trong cơ thể. Dẫn đến rối loạn chuyển hóa và hormone trong cơ thể. Từ đó gây ra bệnh ở nhiều cơ quan như:

  • Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
  • Bệnh tim mạch:tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
  • Bệnh tiêu hóa:viêm loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa…
  • Bệnh phụ khoa:rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…

Bên cạnh những rối loạn về mặt thể chất, căng thẳng gây ra những rối loạn về tinh thần như mất ngủ, hay quên, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ,… Trong đó, hay quên và mất ngủ là những dấu hiệu khiến nhiều người sẽ đến khám bác sĩ. Có thể nói; stress, mất ngủ và các hệ lụy khác là một vòng xoắn bệnh lý. Bởi khi căng thẳng sẽ dẫn đến đau đầu, mất ngủ, từ đó càng sinh ra nhiều gốc tự do và stress nhiều hơn.

Những biện pháp hạn chế căng thẳng

Đối với những người đang stress, một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn kiểm soát và giảm stress hiệu quả:

  • Rèn luyện sức khỏe
  • Kiểm soát cảm xúc
  • Ăn uống khoa học và thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng: cá hồi, đậu bắp, bột yến mạch, khoai tây, các loại hạt,…
  • Hình thành những mối quan hệ tích cực, lành mạnh

Tuy nhiên để những tác hại trên không mong muốn xảy ra, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa căng thẳng từ yếu tố ngoại cảnh và nội cảnh:

  • Giữ tinh thần lạc quan
  • Sắp xếp công việc, học tập hợp lý
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn: đọc sách, nghe nhạc,..
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Dinh dưỡng hợp lý

Thiền – một trong số phương pháp giảm căng thẳng hiệu quả

Nghiên cứu mới về thuốc hoạt huyết dưỡng não – giảm căng thẳng

Như chúng tôi đã nói trên, stress là khi cơ thể sinh ra một lượng quá mức gốc tự do trước áp lực. Do đó, biện pháp kiểm soát stress hiệu quả là bổ sung những chất chống lại gốc tự do đó. Việc chống lại gốc tự do sẽ giúp giảm căng thẳng, tinh thần thư giãn hơn, hạn chế việc mất tập trung và cải thiện giấc ngủ. Đồng thời cải thiện tình trạng tổn thương mạch máu do quá trình tác động của các gốc tự do. Từ đó, hạn chế tắc mạch, thiếu máu não. Hiện nay, chống lại gốc tự do được xem là phương pháp điều trị tận gốc các tác nhân gây căng thẳng.

Một số thực phẩm, cây cỏ đã được chứng minh có hiệu quả trong việc chống các gốc oxy hóa. Ví dụ như: blueberry, đinh lăng, bạch quả,… Những loại thực phẩm này cũng được ứng dụng trong thuốc hoạt huyết dưỡng não. Bạn có thể bổ sung chất chống lại gốc tự do bằng hoạt động lành mạnh, tự kích thích cơ thể. Dù vậy, không phải ai cũng làm được dễ dàng. Thế nên những loại thuốc thực phẩm hoạt huyết dưỡng não ra đời. Trong thời đại xô bồ hiện nay, đây là giải pháp khá hữu ích cho bạn đấy.

Vài lưu ý khi sử dụng thuốc hoạt huyết dưỡng não:

  • Thuốc hoạt huyết dưỡng não tương tác thuốc kháng đông, cầm máu
  • Không nên sử dụng với phụ nữ có thai, bệnh về máu

Lời kết

Stress là tình trạng phản ứng của thần kinh đối với áp lực và không hẳn là không tốt. Nhưng khi có những biểu hiện như trên, bạn nên tìm hiểu căn nguyên và phương pháp kiểm soát chúng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu